Tùy thuộc vào đặc điểm của công việc, vị trí cũng như thời gian làm việc, các doanh nghiệp sẽ áp dụng nhiều hình thức trả lương khác nhau cho nhân viên. Bao gồm: Lương khoán, lương theo giờ, lương theo sản phẩm, lương/thưởng theo doanh số bán hàng,… Vậy bạn đã hiểu về khái niệm lương khoán chưa? Cách tính lương khoán như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết!
I. Lương khoán là gì?
Bộ luật Lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn không giải thích rõ thuật ngữ ‘lương khoán’. Nhưng đã sử dụng cụm từ này trong các điều khoản liên quan đến hình thức trả lương.
Theo đó, có thể hiểu đơn giản, lương khoán là một hình thức trả lương dựa trên khối lượng, chất lượng công việc và thời gian cần phải hoàn thành. Nó được người sử dụng lao động áp dụng để tính toán và chi trả tiền lương cho người lao động thực hiện công việc.
Dựa theo khoản 1 của Điều 96 trong Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận lựa chọn phương thức trả lương. Bao gồm theo thời gian, theo sản phẩm, hoặc theo khoán.
Do đó, người sử dụng lao động có thể đề xuất phương thức trả lương khoán. Nhưng điều này vẫn cần có sự đồng thuận từ phía người lao động.
II. Cách tính lương khoán nhanh chóng, đơn giản
Theo quy định tại khoản 1 của Điều 54 trong Nghị định 145/2020/NĐ-CP, dựa trên tính chất công việc và điều kiện sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp và người lao động sẽ thỏa thuận trong hợp đồng lao động về phương thức trả lương theo khoán.
Trong trường hợp này, số tiền lương thực tế được trả cho người lao động nhận lương khoán sẽ phản ánh theo khối lượng, chất lượng công việc và thời gian hoàn thành công việc đó.
Để có thể dễ dàng tính tiền lương thực nhận khi chọn hình thức lương khoán, bạn có thể tham khảo công thức sau đây:
Tiền lương = Mức lương khoán x Tỷ lệ % hoàn thành công việc
Ví dụ: Chị A được thuê làm công nhân đóng gói khẩu trang với yêu cầu phải đóng 10.000 hộp mỗi tháng để nhận được 6 triệu đồng. Tuy nhiên, trong tháng đầu làm việc, chị A chỉ hoàn thành 8.000 hộp khẩu trang, đạt 80% số lượng sản phẩm đã được giao. Do đó, chị A sẽ nhận được số tiền như sau:
6 triệu đồng x 80% = 4,8 triệu đồng
III. Tính lương đơn giản, nhanh gọn dựa trên phần mềm Achamcong
Achamcong là một phần mềm chấm công bằng khuôn mặt do Công ty Cổ phần Đầu tư và Công nghệ Ninja phát triển. Là đơn vị tiên phong trong việc số hóa quá trình chấm công, phần mềm này tích hợp chức năng chấm công thông qua camera AI và tự động xuất file báo cáo. Đồng thời giúp việc tính lương cho nhân viên trở nên thuận tiện.
Phần mềm Achamcong là một sự lựa chọn hàng đầu để giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề quản lý nhân sự. Giúp tối ưu hóa quy trình chấm công tính lương. Dưới đây là những tính năng nổi bật mà phần mềm mang lại cho người dùng.
1. Chấm công tự động
Bằng cách sử dụng công nghệ nhận diện khuôn mặt thông qua camera AI, phần mềm Achamcong có khả năng tự động ghi nhận giờ công. Hình ảnh của nhân viên sẽ được lưu lại trong thời gian thực. Khi nhân viên ra vào, camera sẽ tự động ghi lại hình ảnh và thời gian chính xác.
Mọi thông tin sau khi cập nhật sẽ được thông báo trực tiếp trên ứng dụng trên điện thoại. Nhân viên có thể kiểm tra ngay lập tức thông tin về thời gian check-in và check-out của mình.
2. Quản lý ca làm việc
Ngoài chức năng chấm công tự động, phần mềm còn cung cấp tính năng chia ca làm việc linh hoạt. Đối với các doanh nghiệp có hình thức làm việc theo ca hoặc có sự phân bổ thời gian làm việc không đồng đều, tính năng này trở nên vô cùng hữu ích.
Nhân viên có thể đăng ký ca làm việc trực tiếp trên ứng dụng Achamcong, sau đó hệ thống sẽ tự động sắp xếp ca làm việc phù hợp. Điều này giúp tối ưu hóa thời gian và công sức nhiều hơn so với việc quản lý ca làm việc theo cách truyền thống.
3. Quản lý đơn xin nghỉ
Phần mềm này cũng hỗ trợ việc quản lý đơn xin nghỉ của cả nhân viên và nhà quản trị doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thay vì phải tuân theo quy trình viết đơn xin nghỉ phức tạp như trước đây, nhân viên có thể thực hiện việc này trực tiếp trên phần mềm và gửi đơn đến nhà quản lý. Khi đơn được phê duyệt, hệ thống sẽ thông báo để thông báo cho nhân viên ngay lập tức.
4. Tự động lập file báo cáo
Với phần mềm Achamcong, quá trình tổng hợp báo cáo chấm công và tính lương cho nhân viên sẽ không còn là mối lo ngại đối với nhà quản lý nhân sự. Phần mềm này sẽ tự động tổng hợp dữ liệu và tạo file báo cáo tự động. Khi cần xem báo cáo, người quản lý chỉ cần xuất file Excel trong vài giây. File báo cáo tổng hợp về ngày công sẽ là cơ sở để phòng kế toán tính lương cho nhân viên một cách chính xác và nhanh chóng.
5. Hỗ trợ truyền thông nội bộ
Ngoài các tính năng đã nêu, phần mềm còn hỗ trợ doanh nghiệp trong việc truyền thông nội bộ. Tính năng này giúp xếp hạng chấm công và thông báo đến nhân viên một cách nhanh chóng thông qua ứng dụng trên điện thoại.
Như vậy, qua bài viết trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ về khái niệm lương khoán và các thông tin liên quan đến hình thức trả lương này. Mong rằng bài viết sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hãy khám phá thêm về các loại tiền lương khác như lương cơ bản, thưởng tết, và lương tháng 13 để bổ sung thêm kiến thức quan trọng về lĩnh vực tiền lương.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngần ngại inbox, các Ninjaer sẽ giúp đỡ bạn. Kết nối với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất:
Hotline: 0379 792 323
Zalo: https://zalo.me/duongdatmkt
Telegram: https://t.me/duongdat19
Youtube: https://www.youtube.com/@duongdatmarketing
Fanpage: https://www.facebook.com/phanmemnuoinickmarketingonline